Hợp tác cùng đối tác quốc tế, nhà đầu tư Chợ du lịch Lào Cai hưởng lợi lớn

Đại diện chủ đầu tư dự án Chợ du lịch Lào Cai đã có phiên làm việc cùng các đối tác lớn tại Trung Quốc. Sự hợp tác này hứa hẹn mang đến tiềm năng tăng giá và lợi nhuận không giới hạn cho các nhà đầu tư tiên phong.

Theo đó, ngay sau khi mở cửa biên giới trở lại ngày 15/03/2023 vừa qua, phía đối tác Trung Quốc đã gửi thư mời chủ đầu tư Chợ du lịch Lào Cai qua thăm quan và làm việc theo chương trình xúc tiến thương mại – du lịch 2 nước Việt – Trung về việc hợp tác đầu tư dự án Chợ du lịch Lào Cai. Được biết, trước đó phía đối tác Trung Quốc đã qua thăm và làm việc tại Chợ du lịch Lào Cai, tuy nhiên do dịch bệnh mà việc xúc tiến thương mại tạm thời gián đoạn.

Các phiên làm việc đã diễn ra vô cùng tốt đẹp với các nội dung chính sau đây: Đoàn làm việc với Tổng hiệp hội thương mại Phúc Kiến tỉnh Vân Nam, đây là một trong 3 hiệp hội thương mại lớn và uy tín tỉnh Vân Nam. Doanh thu của Tổng hiệp hội lên tới hàng tỷ USD/năm; Đoàn làm việc với Hiệp hội thương mại bách hóa tỉnh Vân Nam, đây là một đơn vị uy tín, quy tụ 1.160 thành viên, với 40 ngành hàng, 15 vạn mặt hàng, doanh thu hơn 1.5 tỷ USD/năm; Đoàn đi thăm quan khu công nghiệp rộng 13.2 ha của doanh nhân Trần Xuân Khuê với gần 20 ngành hàng tiêu dùng: Bia, xúc xích, miến… Như vậy với thương vụ hợp tác trọng điểm nêu trên, Chợ du lịch Lào Cai không chỉ là chợ du lịch mà còn là “thủ phủ” trung chuyển bậc nhất tỉnh Lào Cai được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về tiềm năng kinh doanh và tăng giá.

Thông thường, người Việt muốn nhập hàng buôn sỉ phải qua cửa khẩu và làm việc ít nhất với 2 tầng trung gian người Trung Quốc, như vậy vô tình giá hàng hoá đã bị đôn lên gấp nhiều lần. Khi Chợ du lịch Lào Cai làm việc trực tiếp với các nhà máy lớn, đưa hàng trực tiếp về chợ, giá thành hàng hoá sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thị trường chung. Bên cạnh lợi thế cạnh tranh về giá, Chợ du lịch Lào Cai với vị trí đắc địa liền kề cửa khẩu lớn nhất về xuất nhập khẩu giữa 2 nước Việt – Trung, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc. Ngoài hưởng lợi từ nguồn chi tiêu của 10 – 15 triệu lượt du khách tầm nhìn 2025 – 2030 của tỉnh Lào Cai, nơi đây còn thừa hưởng trọn vẹn mức tiêu thụ hàng hóa cực khủng từ 50 triệu dân tỉnh Vân Nam và 83 triệu dân tỉnh Tứ Xuyên. Từ nguồn cầu khổng lồ này, chủ nhân Chợ du lịch Lào Cai chắc chắn hưởng lợi lớn kể cả về du lịch lẫn thương mại và xuất nhập khẩu.

Các gian hàng truyền thống nhằm quảng bá đặc sản vùng miền
Các gian hàng truyền thống nhằm quảng bá đặc sản vùng miền

Thực tế cho thấy, bất động sản “kép” vừa khai thác du lịch và là “thủ phủ” trung chuyển luôn có sức hút rất lớn. Không chỉ có tiềm năng tự kinh doanh, cho thuê lại, mà để không chờ tăng giá cũng sẽ có lợi nhuận tốt. Theo đó, dù trong bối cảnh thị trường bất động sản chung đang chững lại nhưng những khu vực này vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, người có nhu cầu cũng rất khó có thể mua lại, bởi các chủ sở hữu không muốn bán ra.

Đơn cử như chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), trước kia chợ này giá chỉ từ 400 đến 600 triệu/gian hàng, khi Trung Quốc vào khai thác thì giá chợ này đã tăng gấp vài chục lần. Cụ thể, theo số liệu mới nhất, giá mỗi kiot có diện tích từ 10 – 15m2 tại khu chợ này đều có giá trên 1 tỷ đồng/m2. Nếu không kinh doanh, có thể dễ dàng cho thuê lại với mức giá 500 – 600 triệu đồng/năm, tương đương 42 – 50 triệu đồng/tháng. Theo chị P. (đã có thâm niên 15 năm bán hàng tại chợ Ninh Hiệp), năm ngoái có khách tới ngỏ ý mua lại kiot diện tích 15m2 của chị với giá 18 tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ đồng/m2. Tuy nhiên, chị P từ chối bán.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Tòa Ecolife Capitol, số 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: 0969 34 6676
  • Email: g6land.vn@gmail.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.